Đề xuất lương giáo viên trong năm 2023 cao nhất thang bảng lương: Có thêm phụ cấp để thầy cô tâm huyết với nghề

Sáng 1/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Tham gia ý kiến thảo luận, đại biểu Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Góp ý về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đại biểu cho biết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tiếp tục phát triển hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đề ra. Công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông cho các tỉnh, thành phố trong năm học vừa qua đã từng bước khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại địa phương, nhất là các vùng khó khăn. Năng lực đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học không ngừng được nâng cao cả về số lượng hoặc chất lượng…

Đề xuất quy định lương giáo viên ở mức cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp ảnh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự phiên thảo luận sáng 1/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tuy nhiên, theo đại biểu, từ năm 2024-2030, Việt Nam cần khoảng 50.000-100.000 nhân lực chất lượng cao làm cho lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Nữ đại biểu cho rằng, đây là một việc vô cùng khó thực hiện và băn khoăn Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm như thế nào để hiện thực hóa được điều này.

Đề cập về vấn đề lương của giáo viên và nhân viên trường học hiện nay, đại biểu nhận thấy, thực tế qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình.

Nhiều người đã phải nghỉ, chuyển việc hoặc là làm thêm, vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề.

Bên cạnh đó, nhân viên trường học là một bộ phận thường chiếm tỷ lệ ít hơn 10% tổng biên chế của trường học nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và phát triển của một ngôi trường.

“Mặc dù họ làm việc 8 tiếng một ngày nhưng họ không được hưởng phụ cấp công vụ như công chức và họ cũng không được hưởng thâm niên như nhà giáo dù làm cùng một ngành. Hiện nay phụ cấp của họ rất thấp, thậm chí có những vị trí không được hưởng phụ cấp gì”, đại biểu Hà Ánh Phượng nói.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng thời, phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Trước đó, trong phiên thảo luận tổ về các vấn đề kinh tế-xã hội vừa qua, phát biểu về nội dung cải cách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là một tư duy đột phá hoàn toàn, xây dựng hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo quản lý.

“Bảng lương theo hệ số lương hiện nay tồn tại từ năm 2004. Qua 4 lần cải cách tiền lương, chưa có lần nào đồng bộ, toàn diện, căn bản như lần này. Đây là một chính sách lương mới rất tiến bộ, công bằng, thật sự hài hòa và hợp lý”, Bộ trưởng nói.

Cải cách chính sách tiền lương lần này cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản, tỷ lệ phụ cấp và loại hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù.

“Nhưng điều chúng ta mong mỏi nhất khi cải cách tiền lương là đối với ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương cho họ. Khi đó, xã hội phấn khởi, viên chức, nhất là giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi”, Bộ trưởng Nội vụ nói thêm.

Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương được chuẩn bị đến năm 2026, nên sau năm 2026, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, nếu không nỗ lực tăng thu và tiết kiệm chi thì rất khó khăn để tiếp tục thực hiện trả lương cho chính sách mới.

Related Posts

Trấn Thành và câu chuyện “riêng tư”: Hay sợ phiền nhưng nhiều hành động lại “làm phiền” người khác

Câu chuyện về “quyền riêng tư” của Trấn Thành đang lần nữa trở thành chủ đề nóng, được bàn tán xôn xao trên mạng xã hội. Vợ…

Minh Hằng xác nhận chồng có 2 vợ là ai mà khiến vợ hiện tại phải rén

Dẫu giữ kín danh tính, Minh Hằng cũng thường đăng tải những khoảnh khắc hài hước liên quan đến chồng trên mạng xã hội. Tháng 8 vừa…

Thùy Tiên CHÍNH THỨC đón tin vui hậu ồ;n à;o livestream với Quang Linh, cả showbiz Việt thi nhau vào chúc mừng

Vừa qua, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên chính thức hoàn công khu vui chơi cho bệnh nhi tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh. Được biết, đây là…

Không còn nhiều ý nghĩa vì 48 tuổi mới được nhận đất thừa kế

Tôi năm nay 48 tuổi. Mới đây, tôi được bố (đã ոցoài 75 tuổi) ոhắn về quê để bàn bạc phân ϲhia đất đai thừa kế. Theօ như phân chia của bố mẹ,…

Từng suýt bỏ nhau vì 1 chén nước mắm, Phương Trinh Jolie lại bụng to lần 3: Lần trước IVF, lần này th;;;ai tự nhiên chứng tỏ su””ng ống Lý Bình rất khỏe

Phương Trinh Jolie nói hạnh phúc khi mang thai tự nhiên sau 10 tháng sinh con bằng IVF (thụ tinh ống nghiệm). Người đẹp báo tin vui…

Nam diễn viên từng đi bán vé số, phụ hồ nay thành đại gia mở hơn 100 nhà hàng

Cuộc sống hiện tại của nam diễn viên nổi đình đám này khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ. Quốc Trường là một trong những nam diễn viên…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *