Giáo viên mầm non: Bề ngoài cười nụ, bề trong khóc thầm

Cũng học hành bài bản, cũng là cô giáo, nhưng làm “cô nuôi dạy… hổ” vất vả thế nào thì chỉ cần làm cha mẹ chăm 1, 2 đứa con đã xanh lè mắt. Sau đó đem nhân lên với mấy chục “con” là có ngay những nếm trải cần thiết để hiểu mà… thấm.

Các cô giáo mầm non vất vả hơn nhiều để rèn các bé vào nền nếp (ảnh minh họa: Quang Duy, Lao Động)

Làm dâu trăm họ

Dù thích, dù không thì học ngành Sư phạm mẫu giáo tức là phải xác định cho mình con đường gắn bó với con trẻ ở giai đoạn khó khăn nhất. Đòi hỏi các cô giáo mầm non thực sự phải lao tâm khổ tứ, chăm sóc cho các học trò nhí của mình từ miếng ăn, giấc ngủ cho đến vệ sinh, trang phục…

Có sinh con mới biết lòng cha mẹ và cũng có thể nói thêm rằng có vất vả chăm con mới cảm thông với công việc chẳng khác nào làm dâu trăm họ của các cô giáo mầm non

“Cảm ơn bài viết nhiều lắm. Mình là 1 GV mầm non mới ra nghề nhưng đã thấy rất chán nản với nghề, không còn nhiệt huyết như ngày đi học Sư phạm Mầm non nữa. Mỗi ngày đi làm là phải chịu áp lực, 1 ngày mình phải làm bao nhiêu là việc, nhiều khi làm 1 mình quá áp lực mình trở nên cáu bẳn. Tối về còn phải soạn giáo án, làm đồ dùng, soạn sổ sách….. Soạn giáo án đâu phải chỉ chăm chăm chăm vào 1 lĩnh vực mà là 5 lĩnh vực, phải tìm tòi sáng tạo để bài giảng phong phú và hay, nên ngày nào cũng 23-24h mới đi ngủ. Từ ngày đi làm tới giờ mình gầy đi nhiều. Mình thấy có bạn nói khi được tặng quà thì không thấy khi nào cô …từ chối cả. Bạn nói vậy có thấy xúc phạm GVMN quá không? Cũng nên nhìn lại mức lương của giáo viên đi rồi hãy nói, bạn nhé” – Diem Anh:  [email protected]

“Tôi đọc bài này, thấy phóng viên chưa phản ánh hết tình hình thực tế. Bản thân tôi cũng đang công tác tại trường mầm non công lập của 1 xã thuộc tỉnh Thái Bình. Ngày nào giáo viên cũng phải đón trẻ từ 6h30 phút sáng và trả trẻ đến 17h. Thu dọn lớp học xong cũng đến 17h30. Thứ 7 dạy thêm theo yêu cầu. Vây là ngày nào cũng đi triền miên từ sáng đến tối, từ đầu tuần đến cuối tuần có đúng 1 ngày chủ nhật. Không có thời gian chăm sóc gia đình con cái, quan hệ hàng xóm, họ hàng. Ngược lại, thu nhập của giáo viên mầm non được bao nhiêu??? Nếu trung cấo 1.86 x 1.050.000, cộng thêm Thứ 7; Cao đẳng 2.1 x 1.050.000 và thứ 7. Như vậy là “hết “. Lớp học thì đông các cháu, giáo viên thì ít. Lớp 27 cháu thì 1 cô, 39 cháu thì 2 cô…Cơ sở vật chất thì kém. Bản năng của người phụ nữ yêu con, mến trẻ… Nhưng cũng là phụ nữ hàng ngày họ phải đối diện với cơm áo gạo tiền….Như vậy họ có thể yêu nghề mãi mãi được không?” – Thu Huong:  [email protected]

“Mình học 4 năm Sư phạm Mầm non xong không dám đi làm luôn. Nghề giáo viên mầm non vất vả, không phải ai cũng hiểu được. Lương thấp, một năm có vài ngày lễ, học sinh tri ân thầy cô là chuyện bình thường. Còn chuyện “phong bì”, chính phụ huynh ” làm hư” cô giáo đấy thôi. Mà nhìn đi nhìn lại, lương GV Mầm non hiện tại vẫn chưa xứng đáng với khoảng thời gian làm việc của họ. 6h30 đến lớp -5h chiều trả trẻ hết mới được về – Thời nay học sinh mầm non lại toàn  “con vàng con bạc “, chẳng may các cậu ấm cô chiêu hiếu động sứt sát tay chân 1 chút là khổ cô rồi. Các mẹ ở nhà 1 mình 1 con còn vất vả, các cô mầm non mỗi cô vài chục cháu, haizz…” – Dương Song Linh:  [email protected]

Được có người hiểu và thông cảm cho đã tốt, còn không thì cũng đành tự an ủi “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?”. Mà lĩnh vực nào chẳng có những tai nạn nghề nghiệp…

“Mình cũng có con nhỏ đang đi học mầm non. Nhà mới có 1 đứa mà bản thân mình nhiều lúc cũng thấy mệt mỏi, nên các cô giáo mầm non phải trông chừng 50 đứa một lúc từ ăn, ngủ, chơi, học tập thì phải thấy vất vả thực sự. So với các thầy cô giáo ở các bậc học khác thì đúng là mầm non vất vả nhất. Mong bộ Giáo dục quan tâm hơn nữa để các cô yêu nghề, yêu con trẻ, có như vậy các mầm non tương lai mới phát triển tốt được” – Thuy:  [email protected]

“Đọc bài báo này tôi mới viết vài dòng như trải lòng với vợ, mặc dù thừa biết em không bao giờ có thời gian lên mạng đọc bài cũng như facebook linh tinh “kể từ khi vào làm việc ở trường mầm non” cho gần nhà giúp đỡ chồng con.

Thưa các bạn, nếu bạn nào có vợ, hay người thân làm việc cô nuôi dạy trẻ, hoặc đã là người có gia đình phải chăm sóc con nhỏ mới thấy thấu hiểu nổi khổ của công việc này. Em phải ra khỏi nhà từ 6h30 hoặc 6h45 tùy hôm phải trực (đón trẻ) hay không, và chỉ ra về khi không còn một cháu nào ở lại lớp. Giọng em đã khản đặc và luôn trong tình trạng như bị viêm họng vì cả ngày phải nói, hát và chăm các cháu. Các bạn có con nhỏ chắc sẽ hiểu vì sao. Còn bạn nào chưa có con nhỏ hãy tưởng tượng: đến giờ ăn gần 30 cháu khóc “NHƯ VE” (nguyên lời của em nói), đứa thì nôn trớ, đứa thì ị đùn.. mà vẫn phải vui vẻ chăm sóc. Có quát mắng thì cũng như con mình thôi.. và mức lương chỉ 2,5-3 TRIỆU ĐỒNG CHO GẦN 10 TIẾNG MỘT NGÀY.

Tôi chỉ ước mong sớm tìm được cho em việc khác, để giọng của em trong trẻo hơn, để em không phải mòn mỏi với công việc, để không phải chịu sự trách móc của phụ huynh học sinh khi chưa kịp lau vệt mũi cho vài em nhỏ. Để em không phải dằn lòng xấu hổ khi nhận phong bì của phụ huynh học sinh, những người thật sự TRI ÂN những vất vả của em dành cho con em họ 10 tiếng một ngày trong khi em chỉ có 3-4 tiếng cho chính em bé của gia đình mình…” – Đinh Gia Lạc:  [email protected]

“Đúng thế. Trước đây tôi cũng là giáo viên nhưng đã chuyển ngành, tôi thấy giáo viên mầm non, tiểu học rất vất vả, nhất là mầm non. Vợ tôi cũng là giáo viên mầm non nhưng tôi hiểu và thông cảm cho vợ vì mình cũng đã công tác ở ngành. Nói thật, nhiều lúc thấy buồn cho ngành giáo dục: Chất lượng đi xuống, làm việc nhiều nhưng thu nhập không đủ. Còn buồn hơn vì nhiều lãnh đạo của các trường lộng hành, coi giáo viên không ra gì… Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc hữu hiệu hơn trong từng lĩnh vực cụ thể như dạy, học, chế độ… cho ngành mầm non” – Nguyễn Anh Dũng[email protected]

“Đúng vậy! Chẳng thế mà người ta bảo làm giáo viên mầm non là NGHỀ NUÔI DẠY… HỔ. Công việc nhiều (như bài viết đã mô tả), trách nhiệm lại rất lớn vì các cháu thường rất hiếu động, lại chưa biết gì, không thể bảo một câu mà chúng nghe và hiểu được. Thử hỏi nếu con em mình gửi các cô, đến chiều khi đón cháu về thấy hơi bị sước tý da, bươu tý đầu, các bà mẹ không lại… nổi đóa lên mà chất vấn hoặc mắng té tát các cô lên ý à? Thêm vào đó, khi hết giờ làm việc, mọi CNV các cơ quan, đoàn thể có thể ra về, các cô thì phải đợi đến cháu cuối cùng bố mẹ đến đón. Có cô cũng có con nhỏ cần đưa đón như chúng ta, vẫn không thể bỏ ra về giữa chừng được. Khả năng làm thêm ngoài giờ là rất lớn, trong khi đó lương của các giáo viên trong ngành này lại quá thấp.

Tôi đề nghị xếp lại mức lương cho các cô nếu không ngang giáo viên các trường cao đẳng hoặc đại học, thì chí ít cũng phải ngang tầm GV cấp PTTH. Có như vậy mới khích lệ họ yên tâm với công việc và mới có thể thu hút lao động vào ngành này. Chứ nếu cứ như hiện nay thì sẽ xảy ra một nghịch lý: trường Đại học thì mở ra  như nấm sau mưa, còn các trường mầm non, mẫu giáo thì quá hiếm hoi. Dẫn đến mọc ra những cơ sở trông trẻ tư, tự phát, không chuyên môn, nghiệp vụ. Và từ các nơi ấy, những “hung thần , ác mẫu” như Quản Thị Hoa vẫn có “đất” để mà tồn tại” – Hữu Như:  [email protected]

Cô giáo Đinh Thị Kim Anh cắm bản tại Ka Óoc, Trọng Hoá – xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện nghèo Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình (ảnh: Đặng Tài – Xuân Vương)

Gánh nặng áp lực ai san sẻ?

Nói về áp lực công việc thì đúng là ngành nào cũng có, thậm chí ở nhiều môi trường khác còn đòi hỏi sự cạnh khốc liệt hơn nhiều so với giáo dục mầm non. Nhưng nếu so sánh riêng trong ngành giáo dục với nhau, giáo viên mầm non quả là phải chịu nhiều thiệt thòi hơn. Nếu được thông cảm, hiểu đỡ cho phần nào còn may. Nếu không chỉ nhìn vào những ngày tư ngày tết, khi các cô giáo được nhận phong bì, phong bao, mặc áo dài áo ngắn đẹp đẽ bước lên sân khấu…chắc ít ai thấy được bao giọt nước mắt đằng sau những nụ cười.

“Trường công còn đỡ, chứ tới các trường tư và trường chuyên biệt nơi bạn gái mình đang làm việc cật lực, các bạn sẽ thấy họ vắt kiệt sức giáo viên mầm non cỡ nào. Thu phí học của trẻ thì cao và ngày càng tăng, trong khi đó chế độ cho giáo viên thì lại “tẹp nhẹp”, luôn tìm những sai sót để trừ lương.  Đi làm từ 6h30 tới 17h30, sau đó còn dạy thêm tới 19h về. Những ngày lễ thì cũng được các phụ huynh cho này cho nọ, cũng là một nguồn động viên nho nhỏ. Cho dù có một số cá nhân vui thích khi nhận  “phong bì” của phụ huynh như bạn Thu Lan nói, nhưng cũng phải thông cảm… lương 3 cọc 3 đồng trong điều kiện làm việc “dễ ức chế”, vật giá thì lên hàng ngày… các bạn thử bỏ 1 ngày để trông cả chục đứa trẻ mà xem… vui sao được. Nhiều giáo viên vẫn làm vì họ thương trẻ mà họ đang dạy! Bạn gái mình đang làm tại trường chuyên biệt tư thục K.T lương 3tr3/tháng nếu không bị trừ, nên mình cũng hiểu” – Vũ Minh[email protected]

“Mình có chị là giáo viên mầm non, mình chưa thấy nghề nào vất vả như nghề của chị. Nếu như các bình luận ở trên chỉ nhắc tới giờ giấc, thì chị gái mình còn chịu thiệt hơn nhiều vì ở nông thôn điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Ngày chị đi dạy, tối về lại làm đồ dùng học tập cho học sinh. Mang tiếng 1 tuần dạy 5 buổi, vậy mà cuối tuần còn phải đi lao động. Chưa kể là chị còn có 2 con nhỏ, 1 thằng cu 7 tháng mà gầy gò, ốm yếu vì mẹ còn phải lo cho sự nghiệp “giáo dục”. Mình bức xúc nhất là với bà hiệu trưởng trường chị, chưa thấy giáo viên nào mà khó chịu như vậy. Nhiều lúc khuyên chị bỏ nghề, nhưng chị nói tiếc công ăn học, mà chịu chèn ép mãi cũng thành quen rồi. Lương thì có cao gì cho cam, 3tr/ tháng. nghĩ mà bức xúc thay cho chị quá!” – Sunny Day:  [email protected]

Nghịch lý vẫn còn nhiều lắm ngay trong chính ngành giáo dục, và bao câu hỏi vẫn còn đó chờ có câu trả lời:

“Các giáo viên mầm non vất vả thì ai cũng nhìn thấy và chúng ta nên ghi nhận, so với giáo viên thì GV mầm non là vất vả nhất. Mong bộ GD & ĐT nên có chính sách cho Giáo viên mầm non nhiều hơn, khi đó giáo viên yên tâm với nghề hơn và sẽ nâng cao chất lượng trong hệ thống trường mầm non” – nick Nên chia sẻ:  [email protected]

Nỗi lo mất việc của các cô giáo mầm non Yên Bình (ảnh: Đỗ Doãn Hoàng, Lao Động)

Cũng còn đó cảnh 80 giáo viên mầm non huyện Yên Bình, Yên Bái đang khốn khổ lo bị thải loại dù để được dạy trẻ các cô ai cũng đã phải vay mượn, chắt bóp cho đủ hàng chục triệu đồng “chạy việc”…Thực trạng này ở thành phố cũng không phải là hiếm hoi đâu.

Related Posts

Trấn Thành và câu chuyện “riêng tư”: Hay sợ phiền nhưng nhiều hành động lại “làm phiền” người khác

Câu chuyện về “quyền riêng tư” của Trấn Thành đang lần nữa trở thành chủ đề nóng, được bàn tán xôn xao trên mạng xã hội. Vợ…

Minh Hằng xác nhận chồng có 2 vợ là ai mà khiến vợ hiện tại phải rén

Dẫu giữ kín danh tính, Minh Hằng cũng thường đăng tải những khoảnh khắc hài hước liên quan đến chồng trên mạng xã hội. Tháng 8 vừa…

Thùy Tiên CHÍNH THỨC đón tin vui hậu ồ;n à;o livestream với Quang Linh, cả showbiz Việt thi nhau vào chúc mừng

Vừa qua, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên chính thức hoàn công khu vui chơi cho bệnh nhi tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh. Được biết, đây là…

Không còn nhiều ý nghĩa vì 48 tuổi mới được nhận đất thừa kế

Tôi năm nay 48 tuổi. Mới đây, tôi được bố (đã ոցoài 75 tuổi) ոhắn về quê để bàn bạc phân ϲhia đất đai thừa kế. Theօ như phân chia của bố mẹ,…

Từng suýt bỏ nhau vì 1 chén nước mắm, Phương Trinh Jolie lại bụng to lần 3: Lần trước IVF, lần này th;;;ai tự nhiên chứng tỏ su””ng ống Lý Bình rất khỏe

Phương Trinh Jolie nói hạnh phúc khi mang thai tự nhiên sau 10 tháng sinh con bằng IVF (thụ tinh ống nghiệm). Người đẹp báo tin vui…

Nam diễn viên từng đi bán vé số, phụ hồ nay thành đại gia mở hơn 100 nhà hàng

Cuộc sống hiện tại của nam diễn viên nổi đình đám này khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ. Quốc Trường là một trong những nam diễn viên…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *